Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Cuộc sống diệu kỳ: "Kỳ lạ nụ hôn của Giáo hoàng làm teo khối u não của em bé"

Cuộc sống diệu kỳ: "Kỳ lạ nụ hôn của Giáo hoàng làm teo khối u não của em bé"

Khối u của một em bé người Mỹ đã bị teo nhỏ lại sau khi được Giáo Hoàng Francis âu yếm thơm vào đầu khiến gia đình em cảm thấy rất kỳ lạ.
Trong một chuyến thăm đến Philadenphia vào tháng 9 vừa qua, Giáo hoàng Francis đã dừng xe và hôn vào đầu bé gái Joey người bị một khối u não ở vị trí không thể phẫu thuật được.
Kỳ lạ nụ hôn của Giáo hoàng làm teo khối u não của em bé - Ảnh 1
Cha mẹ của cô gái Joey đã nói rằng, nụ hôn đó như một phép lạ.
Bà Kristen Masciantonio, mẹ của bé gái, may mắn này nói với đài truyền hình: “Con gái tôi được kết luận là khỏe hơn và tình trạng bệnh tiến triển. Thậm chí, cô bé đã biết hôn gió và bắt đầu chỉ trỏ được mọi thứ”.
Kỳ lạ nụ hôn của Giáo hoàng làm teo khối u não của em bé - Ảnh 2
Theo đài truyền hình, khi so sánh phim chụp khối u trong tháng Tám và tháng Mười một, kết quả thực sự khác biệt. Thân não của cô gái đã bị làm cho “teo nhỏ” và thay thế bởi các tế bào máu.
Kỳ lạ nụ hôn của Giáo hoàng làm teo khối u não của em bé - Ảnh 3
Bố của bé - ông Joey Masciantonio nói với đài truyền hình: "Năm ngoái quả thực là ác mộng đối với sự sống của con bé. Nhưng giờ đây, chúng tôi lại được sống với con. Tôi nghĩ rằng tất cả là nhờ ở Chúa Trời. Tôi tin chắc rằng Giáo hoàng là một sứ giả của Chúa trời”.
Theo doisongphapluat

Thứ Sáu, 13 tháng 11, 2015

Yếu tố phong thủy và sự "lụi tàn" của 6 triều đại phong kiến TQ

Yếu tố phong thủy và sự "lụi tàn" của 6 triều đại phong kiến TQ

Phong thủy bị trấn yểm đã biến Nam Kinh từ mảnh đất "vương khí thịnh" trở thành nơi chứng kiến sự lụi bại của sáu vương triều định đô tại đây trong lịch sử TQ.

Sáu vương triều đoản mệnh trên đất cố đô
Trong lịch sử Trung Quốc, Nam Kinh từng là kinh đô của 6 triều đại phong kiến.
Năm 221, Ngô vương Tôn Quyền từng ở Thạch Đầu Sơn (Kim Lăng ấp – Nam Kinh ngày nay) cho xây dựng Thạch Đầu Thành. Năm 229, Nam Kinh trở thành kinh đô, tên gọi là "Kiến Nghiệp", chu vi khoảng 11km.
Đây là dấu mốc đánh dấu việc lần đầu tiên Nam Kinh trở thành kinh đô của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
Sau khi Tấn diệt Ngô, vào năm Thái Khang thứ ba (năm 282), nơi đây được đổi tên từ "Kiến Nghiệp" thành "Kiến Nghiệp" (Dù cách đọc giống nhau nhưng "nghiệp" trong hai cái tên này khác nhau về cách viết và ý nghĩa).
Vào năm Kiến Hưng thứ nhất (năm 313), vì tránh kỵ húy, Tư Mã Nghiệp đổi lại thành "Kiến Khang."
Sau khi Ngũ Hồ Loạn Hoa (loạn "Thập lục quốc") hình thành, Tây Tấn diệt vong. Vào năm Kiến Võ thứ nhất (năm 317), Tư Mã Duệ chọn Kiến Khang làm kinh đô, thành lập nhà Đông Tấn (317 – 420).
Nam Kinh từ đó cũng trở thành trung tâm văn hóa chính thống của Trung Hoa.
Sau nhà Đông Tấn, Tống triều (420 – 479), Tề triều (479 -502), nhà Lương (502 – 557), nước Trần (557 – 589) đều lần lượt chọn Nam Kinh làm kinh đô, sử cũ gọi là Nam triều. Bốn triều đại này trước đây cùng Ngô, Tấn xưng là "Lục Triều."
Nam Kinh nằm giáp với phía tây bắc của Trường Giang, phía đông có "Long bàn" Tử Kim Sơn, phía tây có "Hùng cứ" Thanh Lương Sơn, phía bắc có Huyền Vũ hồ, phía nam có Vũ Hoa Thai. Tứ phía có sơn thủy vây quanh, địa thế vô cùng hiểm yếu.
Về phong thủy của cố đô này, quân sư Thục quốc Gia Cát Lượng khi tới Kim Lăng cổ thành (Nam Kinh) đã từng cảm thán:
"Chung Sơn long bàn, thạch đầu hổ cứ, chân nại đế vương chi trạch dã" (nghĩa là "Núi Chung thế rồng cuộn, đá hình hổ phục, thật là chốn đế vương vậy")

Nam Kinh xưa kia từng được Khổng Minh Gia Cát Lượng đánh giá là "vùng đất của đế vương".
 Tuy nhiên có một điều kỳ lạ là: mặc dù Nam Kinh vương khí ngập tràn, nhưng các vương triều định đô ở đây đều tồn tại nhiều nhất là khoảng 100 năm trước khi bại vong.
Nhà Đông Ngô tồn tại được 69 năm, triều Đông Tấn kéo dài 102 năm, nhà Nam Tống chỉ có 59 năm, nước Tề chỉ duy trì được 23 năm, nhà Lương kéo dài 55 năm, và nhà Trần tồn tại trong 32 năm.
Vào cuối thời nhà Thanh, nhà nước Thái Bình Thiên Quốc do Hồng Tú Toàn tự thành lập đã chọn Nam Kinh làm thủ phủ, nhưng cũng chỉ duy trì được 9 năm.
Giải thích về sự lụi bại nhanh chóng của các triều đại định đô tại Nam Kinh, có hai giả thuyết được lưu truyền phổ biến.
Giả thuyết thứ nhất cho rằng Sở vương đã chôn vàng tại nơi đây để trấn vương khí, làm mất thế phong thủy cùng vùng đất này. Một giả thuyết khác lại khẳng định người đã chặt đứt mạch địa, cắt đứt long khí của cố đô Nam Kinh không ai khác chính là Tần Thủy Hoàng.
Sở vương chôn vàng để "trấn vương khí"
Vào thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc, vùng đất này lúc đầu thuộc sở hữu của Ngô vương Tôn Quyền, sau này lại bị Việt vương chiếm giữ. Tiếp đó, Sở vương đánh đuổi Việt vương, đóng quân ở bờ sông Sư Tử Sơn.
Có lần, Sở vương muốn dò xét lãnh thổ của mình, liền leo lên Sư Tử Sơn. Nhìn bao quát bốn phía, thấy nơi đây phong cảnh hùng vĩ, tráng lệ, Sở vương hết sức vui vẻ. Thế nhưng sắc mặt ông nhanh chóng trầm xuống.
Các đại thần vội hỏi nguyên nhân, Sở vương lúc đấy mới phiền não mà nói: "Nơi này phong cảnh tuy tốt, nhưng vương khí quá thịnh!"
Các đại thần rất muốn giải quyết vấn đề này, vì không thể để cho nơi đây sản sinh ra một bậc đế vương khác. Sau khi họp bàn để đưa ra biện pháp, có vị pháp sư đã nghĩ ra một cách: chôn trên Sư Tử Sơn một ít tiền vàng để trấn yểm.
Số vàng này dùng để "trấn vương khí", cũng là để đảm bảo không xuất hiện thêm một vị đế vương tranh giành thiên hạ. Sở vương nghe xong liền đồng ý, các vị đại thần nhanh chóng điều quân lên núi Sư Tử đào hầm trấn yểm.
Theo tập quán của hoàng gia, công trình kiến trúc xây dựng trên mặt đất gọi là "cung", công trình ngầm dưới đất thì gọi là "lăng". Như vậy, hầm có chôn theo vàng được gọi là "Kim Lăng".
Tên gọi đầu tiên của Nam Kinh là "Kim Lăng ấp". Ấp là đơn vị hành chính thấp hơn một bậc so với "châu", cao hơn một bậc so với "huyện". Còn "Kim Lăng" chính là xuất phát từ giai thoại trấn yểm của Sở vương.
Tần Thủy Hoàng chặt đứt long mạch cố đô?
Vào năm 210 TCN, Tần Thủy Hoàng đi tuần Kim Lăng. Trong lúc Tần Thủy Hoàng bị cái thế "long bàn hổ cứ" của vùng đất này thu hút, hai vị đạo sĩ đi cùng sắc mặt lại vô cùng nặng nề.
Khi ấy, ông có hỏi: "Kim Lăng địa thế thuận lợi, cảnh sắc tráng lệ, hai ngươi vì sao lại trầm mặc như vậy?"
Hai vị đạo sĩ khi ấy mới lo lắng trả lời: "Kim Lăng địa thế hiểm yếu, khí thế tràn đầy, lại nằm trên long mạch, vương khí vô cùng vượng, nếu không có đối sách, năm trăm năm sau sẽ xuất hiện bậc thiên tử."
Tần Thủy Hoàng nghe vậy vô cùng lo lắng. Ông tự xưng là "Thủy Hoàng" – tức là Hoàng đế đầu tiên, lại muốn con cháu mình phải đời đời trị vì thiên hạ, sao có thể dễ dàng bỏ qua cho Kim Lăng – vùng đất sẽ sản sinh ra một đế vương khác?
Ngay sau đó, Tần Thủy Hoàng hỏi hai vị đạo sĩ về đối sách trấn yểm vùng đất này. Hai vị chỉ vào ngọn núi gần đó mà nói:
"Phương Sơn nằm ở phía đông nam Kim Lăng, đỉnh núi bằng phẳng như quan ấn, được gọi là "thiên ấn sơn". Đó chính là ngọc ấn trời ban, quyết định sự thịnh suy và số phận của Kim Lăng. Chặt đứt long mạch ngọn núi này, chính là cắt đứt vương khí nơi đây.
Sau đó đổi dòng chảy của sông Hoài đi qua Kim Lăng, thông với Trường Giang, khiến cho sông Tần Hoài lấn át vương khí, bệ hạ có thể an tâm sở hữu ngôi báu đời đời." 

Tần Thủy Hoàng đã từng hạ lệnh "chặt gãy" núi Phương Sơn để cắt đứt long mạch của Nam Kinh.
 Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng ra lệnh, quân đội được huy động để "chặt gãy" núi Phương Sơn, đổi dòng sông Hoài cho sông chảy qua địa phận Kim Lăng.
Tần Thủy Hoàng khi ấy thấy phía bắc có Sư Tử Sơn, Mã An Sơn, khí thế hùng vĩ nên đã ra lệnh "chặt gãy" cả hai tòa núi này.
Sau đó, ông đổi tên Kim Lăng thành Mạt Lăng. Chữ "mạt" trong tên gọi này có hàm ý coi nơi đây chỉ là nơi nuôi ngựa (thành ngữ Trung Quốc có câu "Mạt mã lệ binh", nghĩa là trước khi chiến tranh, cho ngựa ăn no, mài sắc binh khí).
Đương nhiên cả hai giai thoại trên vẫn chỉ là giả thuyết. Ngoài việc những vương triều định đô tại Nam Kinh vốn không hùng manh, còn có nguyên nhân sâu xa từ kinh tế, địa lý, nhân văn,…
Dựa theo yếu tố địa lý, Nam Kinh một mặt tựa vào sông, ở vào thế "long bàn hùng cứ" (rồng cuộn hổ ngồi), dễ thủ nhưng khó công. Định đô ở nơi đây chỉ có thể "Thủ thành cầu an" (bị động phòng thủ), chứ không thể tiến công chiếm đóng mở rộng.
Định đô ở vùng đất như vậy, sáu vương triều trên khó có thể tồn tại lâu dài ở vùng Trung Nguyên – nơi lắm kẻ có hùng tâm tráng trí nuôi mộng đế vương.
Hơn nữa, Nam Kinh nằm ở góc đông nam Trung Quốc, ngăn cách gần như biệt lập với phía bắc bởi "lạch trời" Trường Giang, nên cũng gặp nhiều khó khăn.

Nam Kinh địa hình hiểm yếu, ở vào thế "dễ thủ khó công". 
Từ góc độ kinh tế, Giang Nam từ trước tới nay nổi danh là nơi "đất lành", vừa giàu có vừa đông đúc.
Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế lại càng đẩy nhanh tốc độ hủ bại của tầng lớp thống trị, khiến cho vua chúa say mê cảnh sắc "Thượng uyển" cóXe như dòng nước, ngựa như rồng - Hoa xuân gió thổi lúc trăng trong.
Ngoại trừ yếu tố địa lý, kinh tế, bản thân những vị vua từng đóng đô ở đất Nam Kinh không có đủ thực lực và quyết tâm thống nhất Trung Nguyên. Rất có thể đây mới là nguyên nhân chính khiến cho sáu vương triều đóng đô trên mảnh đất này đều "đoản mệnh."

Tintuc.vn



Chuyện phá long mạch và sự đi xuống của một dòng họ nổi tiếng?!

Chuyện phá long mạch và sự đi xuống của một dòng họ nổi tiếng?!

(ĐSPL) - Sự hiển vinh, đỗ đạt của một dòng tộc, gia đình hay đi kèm với yếu tố tâm linh, vì thế khi dòng họ ấy sa sút, thì yếu tố tâm linh lại được đề cập tới. Chuyện họ Nguyễn(làng Kim Đôi, Quế Võ, Bắc Ninh), bị phá long mạch dẫn đến sa sút bây giờ vẫn là một bí ẩn.
Từ chuyện long mạch của làng bị phá
Làng tiến sĩ Kim Đôi từ trước tới nay có hai dòng họ rất phát về đường khoa cử là họ Nguyễn và họ Phạm. Dòng họ Nguyễn nối nhau làm quan trong triều được 13 đời. Tuy nhiên, kể từ đó không còn ai đỗ đạt cao và làm quan to nữa. Họ Phạm cũng gặp phải trường hợp gần giống như vậy. Người dân ở đây vẫn lưu truyền câu chuyện về làng bị cắt đứt long mạch nên vượng khí bị mất.
Tương truyền rằng ở làng Gội (nay thuộc xã Đại Xuân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) trước kia có một người từng đỗ tiến sĩ và được gọi với tên là Trạng Gội. Trạng Gội khi vinh quy về làng có tổ chức một lễ mừng tạ trời đất, tổ tiên và có mời các vị cao đạo của dòng họ Nguyễn đến dự.
Để mối quan hệ giữa hai dòng họ thêm bền chặt, các cụ nhà họ Nguyễn đã đúc một con chạch bằng vàng làm quà biếu. Nhưng không hiểu sao Trạng Gội khi đó đã hiểu rằng, món quà là sự khích bác, khinh miệt. Khi họ Nguyễn có người đỗ đạt liền sai người sang mời Trạng Gội tới chia vui. Trạng Gội không quên hiềm khích khi xưa liền đúc một quả cau xanh bằng vàng đem sang tặng. Họ Nguyễn cho rằng như thế là không phải và từ đó mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Hai dòng họ bắt đầu có lời qua, tiếng lại với nhau và mâu thuẫn ngày càng sâu sắc.
Đến bây giờ, qua nghiên cứu của các nhà sử học, người cao tuổi nhiều đời của làng Kim Đôi vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân tại sao long mạch của làng bị triệt. Người thì cho rằng, từ khi vua ban cho tám chữ vàng là “Kim Đôi gia thế, chu tử mãn triều” trong triều vốn đầy thị phi đã xuất hiện nhiều đố kị, ganh ghét. Người lại cho rằng do mâu thuẫn giữa Trạng Gội với làng. Cũng vì ngầm ý muốn triệt long mạch đất Dủi Quan (tên tục làng Kim Đôi) mà Trạng Gội đã dùng kế "vị công vi tư" (lấy việc công để làm việc tư) dâng tấu biểu đề nghị nhà vua cho xẻ thân đê làm cống đúng ở vị trí long mạch của làng với lý do tiêu thoát lũ ra sông Cầu.
Biết được thâm ý nhưng vì theo lệnh quan trên, người làng Dủi đành ngậm ngùi nhìn long mạch bị đứt. Tương truyền, con mương khi đào lên, 3 tháng sau vẫn rỉ nước màu đỏ. Người dân làng Kim Đôi khi đó kháo nhau rằng thứ nước đỏ kia chính là máu của long mạch bị đứt. Cũng từ đó, người Kim Đôi dù có học rộng hiểu sâu đến mấy cũng khó đỗ đạt cao và không còn được vinh hiển như tổ tiên mình nữa.
Tuy nhiên ông Nguyễn Văn Bảo, trưởng ban đại diện dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi lại có cách lí giải khác về câu chuyện này. Ông cho biết: “Đứt long mạch vốn là một câu chuyện rất khó xác định bằng khoa học. Nếu xét trên thực tế, khu đất đó là đất son đỏ nên khi nước chảy qua sẽ tạo màu như thế. Hơn nữa, việc này lại xảy ra quá lâu, thế hệ chúng tôi cũng chỉ nghe các cụ truyền lại nên thực hư không rõ thế nào”.
Trước việc nhiều năm không có người đỗ đạt, người dân Kim Đôi bàn nhau lấp con mương để mong có thể “hàn” được long mạch. Nhưng có vẻ chuyện này cũng không đem lại hiệu quả. Ông Bảo cho biết thêm: “Việc “hàn” long mạch là chuyện rất khó vì chúng tôi bây giờ cũng không biết “hàn” kiểu gì vì nó chỉ là dải đất bị cắt ngang mà thôi”.
Thậm chí theo lời kể của ông Bảo thì khu vực được cho là bị triệt long mạch đó bây giờ đã bị san lấp khó có thể nhận ra được. Trước đây nó vốn là một cái cống thoát nước, nhưng nay người ta cho xây dựng một trạm bơm khác và chỗ đó đã được lấp đi. Chuyện “hàn” long mạch lại càng trở nên khó khăn và thiếu tính khả thi.

Ông Nguyễn Văn Bảo chỉ cho phóng viên thấy hai tấm bia cổ do cụ Lương Thế Vinh soạn thảo năm 1484
Tuy nhiên, có lời sấm truyền đã thành hiện thực (?). Dân gian kể lại rằng, đường khoa cử của người làng Kim Đôi rộng mở, trải mấy trăm năm rồi cũng dần khép lại như lời sấm: “Bạch nhạn sinh mao anh hào tận” (Nếu bãi cát vùng Bạch nhạn còn sinh sôi thì đường hoạn lộ còn hanh thông). Thời gian dâu bể, bãi Bạch nhạn xưa không còn xác định được chính xác địa điểm. Nhưng có điều chắc rằng, bãi cát đó đã dần thành làng mạc và khu dân cư đông đúc.
Đến lẽ thịnh suy của một dòng họ
Chuyện làng Kim Đôi bị phá phong thủy hầu như ai cũng biết và hậu quả của nó thế nào thì suốt hơn 300 năm qua người dân làng Kim Đôi tự kiểm chứng. Dòng họ Nguyễn kể từ đó không còn người đỗ đạt và làm quan to nữa. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là trong thời hiện đại cần phải có cái nhìn khác.
Theo tâm sự của ông Bảo, ngoài chuyện long mạch làng bị cắt đứt, ngôi “huyệt kết” của dòng họ cũng không còn được nguyên vẹn như xưa. Ngôi mộ này vốn do cụ Nguyễn Lung lừa thầy địa lý Tàu mà lấy được, sau đem táng hài cốt cha mẹ, ông bà tại đó và con cháu về sau nối nhau làm quan. Sau khi cụ mất thì cũng được táng tại đó.
Ngôi huyệt này trước đây vốn nằm sát một con ngòi mà sau này người ta cho đào thành con mương dẫn thoát nước ra sông Cầu. Như vậy theo tâm linh thì ngôi mộ đã bị đào bới và động chạm tới khí mạch. Trong quá trình đào con mương, người ta đã đào được hai tấm bia cổ đặt úp vào nhau dưới đáy ngòi. Tuy nhiên, họ không hề đào được bộ hài cốt nào cả.
Lý giải điều này ông Bảo cho hay: “Trong gia phả có ghi rất rõ là huyệt mộ đều được chôn rất sâu, nằm dưới hẳn con ngòi nên dù đào mương cũng khó có thể tìm thấy được. Từ trước tới nay người ta thường tránh việc động chạm tới mồ mả nhưng do là công trình quốc gia nên chúng tôi đành phải chấp nhận”.
Ông Bảo cũng cho biết: “Chuyện khoa cử mỗi thời mỗi khác. Họ Nguyễn trước nay vẫn đứng đầu thôn, xã về tỉ lệ con cháu đỗ đạt. Tuy nhiên có một thực tế là con cháu họ Nguyễn bây giờ không còn nhiều người làm chức cao như trước đây. Bên cạnh chuyện làng nước, chúng tôi cũng còn nhiều việc trong họ. Sau nhiều năm bàn tính, chúng tôi đã quyết định xây dựng nhà thuỷ đình, vừa để truyền dạy cho con cháu sau này về truyền thống của cha ông, vừa như là một giải pháp để bước ra khỏi lời nguyền”.
Ngôi mộ tổ họ Nguyễn làng Kim Đôi bên cạnh con mương thoát nước.
Hiện nay con cháu họ Nguyễn đã có nhiều người là tiến sĩ, thạc sĩ ... Hàng năm, dòng họ đều tiến hành tuyên dương, khen thưởng, vinh danh những người đỗ đạt cao để khuyến khích con cháu học hành. Tuy nhiên kì tích của tổ tiên có lẽ khó lòng lặp lại. Và, câu chuyện phá phong thủy như một sự ám ảnh đối với mỗi người.
Mặc dù vậy, ông Bảo cũng cho rằng cần phải có một cái nhìn mới để tránh bị chìm vào “cái bóng” của cha ông. “Thực tế nếu bản thân mỗi người không cố gắng thì dù có được phúc ấm tổ tiên cũng không thể khá lên được. Cho nên chúng tôi luôn lấy việc đó để giáo huấn con cháu và việc xây nhà thủy đình cũng nhằm mục đích như vậy. Phúc ấm của tổ tiên vẫn còn rất vượng” – ông Bảo cho biết.
Bằng chứng cho việc này là hiện nay nhiều người có con đi thi đều biện lễ đến thắp hương ở nhà thờ họ Nguyễn để cầu xin lộc. Theo lời kể của ông Bảo thì hầu hết những người đến xin đều được như ý muốn. Và mỗi khi thành công họ lại sắm lễ đến để tạ ơn. Nhất là số người đến xin lộc tại nhà thờ họ ngày càng đông và không chỉ người làng mà còn nhiều người từ nơi khác đến nữa.
Tấm bia cổ rất có giá trị về mặt sử liệu
Trong khi đào mương thoát nước ở gần khu mộ tổ họ Nguyễn làng Kim Đôi, người ta đã đào được 2 tấm bia cổ được xếp úp vào nhau nằm dưới đáy ngòi. Cho đến bây giờ các nhà nghiên cứu sử học vẫn không lý giải được tại sao hai tấm bia đó lại nằm ở vị trí đó và úp mặt vào nhau. Qua các bản dịch cho thấy, tấm bia được cụ Lương Thế Vinh soạn thảo năm 1484. Nội dung tấm bia là phác lại 5 đời họ Nguyễn làng Kim Đôi từ cụ tổ Sư Húc. Trải qua hơn 500 năm, tấm bia chỉ mờ mờ nét chữ chứ không có dấu hiệu bị huỷ hoại.
 
Phạm Thiệu 


Thứ Ba, 10 tháng 11, 2015

LONG MẠCH VUA CHÚA VIỆT “PHÁT” THẾ NÀO?

LONG MẠCH VUA CHÚA VIỆT “PHÁT” THẾ NÀO?

Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.
 
LONG MẠCH VUA CHÚA VIỆT “PHÁT” THẾ NÀO? (PHẦN 1)
 
Phép phong thủy phân biệt hình thế của đất làm năm loại: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tùy theo thế đất và hình dáng của cuộc đất (giống con vật gì) để theo đó đặt tên, tiên đoán lành dữ cho những ai sử dụng cuộc đất ấy, như: lục long tranh châu, phượng hoàng ẩm thủy, hổ trục quần dương, hoặc quần tiên hội ẩm (được xem là những cuộc đất quý).
 
Thực hư Cao Biền trấn yểm thành Đại La
 
Theo tư liệu lịch sử và phong thủy, Cao Biền khi sang xâm lấn nước ta đã tiến chiếm thành Đại La và cho đắp lớn thành này cao đến 2 trượng 6 thước, chu vi hơn 1982 trượng, trên thành xây 55 vọng gác, với nhiều điểm phòng vệ quân sự. Để làm rào chắn cho thành Đại La, Cao Biền đã tập trung các hộ ở vây quanh với bốn vạn căn nhà. Là người giỏi về thuật phong thủy, xem địa lý, đoán cát hung, nên Cao Biền đã dò xét rất kỹ vị trí để xây thành Đại La (mà sau này vua Lý Thái Tổ khi dời đô về Thăng Long đã cho xây mới lại) và dò tìm đầu mối long mạch nước ta.
 
Nhắc đến vua Lý Thái Tổ (tức Lý Công Uẩn), nhắc đến thành Đại La và kinh đô Thăng Long, vì đều liên quan đến việc Cao Biền sử dụng những thuật lạ của phong thủy để trấn yểm và tiêu hủy khí tượng đế vương ở nước ta thời ấy theo lệnh của vua Đường Ý tông (860 – 873). Tài liệu ghi, khi Đường Ý tông quyết định cử Cao Biền sang nước ta, đã ngầm bảo: “Trẫm nghe An Nam có nhiều ngôi đất thiên tử, ngươi tinh thâm về địa lý, nên hết sức yểm đi và vẽ hình thế đất ấy đem về cho trẫm xem”.
 

Tranh minh họa
 
Vâng lời vua Đường, Cao Biền đến nước ta bỏ công đi khắp nơi, xem xét núi non, rừng biển, sông hồ, chỗ nào địa thế tốt, có khí địa linh, thì đều yểm cả. Riêng núi Tản Viên là Cao Biền không dám đụng tới vì cho rằng đó là chỗ thiêng liêng của chư thần thường ngự, không thể yểm được.
 
Trong những nơi mà Biền nhắm đến có một điểm khá quan trọng, đó là làng Cổ Pháp – nơi sẽ sinh ra bậc đế vương của trời Nam. Vì thế, sau nhiều ngày chú tâm xem xét về cuộc đất toàn vùng, Cao Biền cùng các thầy pháp và thầy địa lý của Trung Quốc đã ra tay “cắt đứt long mạch” bằng cách đục đứt sông Điềm và 19 điểm ở Phù Chấn để yểm.
 
La Quý nối chỗ đứt long mạch
 
Nhưng mưu thâm độc của vua Đường và Cao Biền trong việc phá hủy thế phong thủy và làm tan khí tượng đế vương ở nước ta đã bị một thiền sư thời ấy là ngài La Quý phá tan.
 
Ngài La Quý là trưởng lão tu ở chùa Song Lâm, thuở nhỏ du phương tham vấn khắp nơi, sau đến gặp pháp hội của thiền sư Thông Thiện liền khai ngộ. Khi đắc pháp, ngài La Quý tùy phương diễn hóa, nói ra lời nào đều là lời sấm truyền. Ngài rất thông tuệ, nhìn xuyên sông núi, biết rõ nguồn gốc phong thủy, biết quá khứ và tiên đoán được tương lai.
 
Trước khi mất, vào năm 85 tuổi (năm 936), ngài gọi đệ tử truyền pháp là Thiền Ông đến căn dặn: “Ngày trước, Cao Biền đã xây thành bên sông Tô Lịch, dùng phép phong thủy, biết vùng đất Cổ Pháp của ta có khí tượng đế vương, nên đã nhẫn tâm đào đứt sông Điềm và khuấy động 19 chỗ trấn yểm ở Phù Chẩn. Nay ta đã chủ trì lắp lại những chỗ bị đào đứt được lành lặn như xưa".
 
"Trước khi ta mất, ta có trồng tại chùa Châu Minh một cây bông gạo. Cây bông gạo này không phải là cây bông gạo bình thường, mà là vật để trấn an và nối liền những chỗ đứt trong long mạch, mục đích để đời sau sẽ có một vị hoàng đế ra đời và vị này sẽ phò dựng chính pháp của chư Phật”.
 
Vị hoàng đế mà ngài La Quý báo trước là Lý Công Uẩn. Lý Công Uẩn mồ côi từ nhỏ, được sư Khánh Vân đem về chùa nuôi, lớn lên Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh nuôi dạy và sau này lên ngôi tức vua Lý Thái Tổ, mở ra thời đại hộ pháp hưng thịnh trong lịch sử Việt Nam... Như vậy, thuật phong thủy với khí tượng đế vương của các vùng đất đã liên quan nhiều đến lịch sử Việt Nam từ xa xưa.
 
Đến đời Lê, có ngài Nguyễn Đức Huyên sinh tại làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tỉnh, là người lặn lội học khoa địa lý phong thủy tận nơi khai sáng của khoa này trên đất Trung Hoa và cũng là người Việt Nam đầu tiên viết sách địa lý lưu truyền đến nay. Ngài là danh nhân có tên gọi quen thuộc không những trong dân gian mà cả giới nghiên cứu nữa: Tả Ao.
 
Tả Ao đã phân tích, nêu rõ hình các cuộc đất kim, mộc, thủy, hỏa, thổ, cũng như việc tìm long mạch ra sao. Xin nêu ra đây đoạn nhỏ trong sách “Tả Ao địa lý toàn thư” do Cao Trung biên dịch, đại ý nêu hai mạch: Mạch dương cơ và Mạch âm phần. Mạch dương cơ nếu nhỏ thì dùng làm nhà, nếu lớn hơn làm doanh trại, hoặc rộng và tốt có thể dùng làm thị trấn, xây kinh đô. Còn Mạch âm phần dùng chôn cất.
 
Đại cương là vậy, về chi tiết còn có nhiều loại mạch khác, như Mạch mã tích tức mạch chạy như vết chân ngựa, lúc cạn lúc sâu; Mạch hạc tất tức mạch ở giữa nhỏ, hai đầu to ra dần, như gối của con hạc; Mạch phong yếu tức mạch nhỏ nhắn, phình ra to dần như lưng con ong; Mạch qua đằng tức mạch không chạy thẳng mà ngoằn ngoèo như các thân cây bí cây bầu, có khả năng kết được bên trái hoặc bên phải đường đi của mạch nên được xem là loại mạch quý. Đất kết có hai loại: một loại dùng chôn xương người chết và một loại để người sống ở đều tốt.
 
Riêng đất để người sống ở, sách Tả Ao địa lý toàn thư đã đề cập đến đất dương cơ liên quan tới lịch sử nước ta: Trừ nhà Hùng Vương được đất quá lớn ra, thì sau đó, nhà Đinh và tiền Lê trở về trước, những triều đại thịnh trị thật ngắn ngủi, không được tới ba đời, nên quốc sư Vạn Hạnh phải tìm một đại địa khác làm kinh đô. Đó là Thăng Long hay Hà Nội. Lý Công Uẩn nghe theo, dời kinh đô về Thăng Long nên nhà Lý làm vua được tám đời; và sau đó nhà Trần và hậu Lê (Lê Lợi) cũng nhờ có đại địa đó làm kinh đô, nên bền vững lâu dài hơn”.
 
LONG MẠCH VUA CHÚA VIỆT “PHÁT” THẾ NÀO? (PHẦN II)
 
Nếu cơ nghiệp nhà Lý mở đầu bởi vị hoàng đế xuất thân từ vùng địa linh Cổ Pháp (Lý Công Uẩn) thì đất phát vương của nhà Trần lại nằm cách đó khá xa, về phía Đông của thượng nguồn sông Phổ Đà.
 
Một cuộc “tầm long”
 
Mãi đến đầu thế kỷ 18, sau gần 900 năm xảy ra sự kiện Cao Biền trấn yểm long mạch nước ta, một tài liệu của Trung Quốc với tựa đề “Cao Biền di cảo” (cùng một số cuốn khác trước kia như An Nam cửu long kinh chẳng hạn), nhắc việc Cao Biền sau khi đem 5.000 quân vượt biển tiến về hướng Nam năm 865 (được chi viện thêm 7.000 quân nữa vào năm sau 866) đã đánh chiếm nước ta và lập bàn đồng giữa trời, dùng thuật phong thủy lẫn những phương pháp thần bí để “tầm long” ráo riết.
 

Ảnh minh họa
 
Vậy “tầm long” là gì? Tầm long là phép tìm kiếm long mạch ngoài đất trống, như cụ Tả Ao chỉ rõ: “Chẳng qua ra đến ngoài đồng/ Tỏ mạch, tỏ nước, tỏ long mới tường” và được học giả Cao Trung qua hằng chục năm nghiên cứu sách địa lý của Tả Ao giải thích rõ đại ý dưới đây:
 
Long mạch là mạch đất bên trong có chứa khí mạch, giống như trong cành cây có chứa nhựa cây, nó có thể chạy qua những dãy đồi núi cao, cũng có thể đi rất thấp, luồn qua sông qua suối, thậm chí qua biển, rồi đột ngột nhô lên với những thớ đất lắm khi uốn lượn sà sà trên mặt ruộng như hình con rồng đang cuộn mình vươn tới để ôm chầu vào một huyệt đất nào đó (gọi là long nhập thủ).
 
Nơi đó có thể hạ huyệt chôn cất, hoặc cải táng mồ mả cha ông để con cháu đời sau phát vương, phát tướng, phát trạng, phát tài lộc phú quý. Trước huyệt kết có đất nổi lên cao che chắn (gọi là án), hoặc có gò bao quanh kết hình ấn kiếm, ngựa voi, chiêng trống (gọi là sa).
 
“Tả Ao địa lý toàn thư” ghi rõ muốn tầm long cần phải biết: Thái tổ sơn của toàn thể các cuộc đất xuất phát từ dãy Himalaya, phải biết Minh đường là nơi nước tụ trước huyệt để nuôi khí lành, biết Thanh long là thớ đất bên trái huyệt và Bạch hổ là thớ đất bên phải huyệt, cả hai ôm chầu vào huyệt kết, biết về long sinh (mạch sống động như mãng xà vương đang phóng tới), long tử (mạch nằm ngay đơ như chiếc đũa tre), long cường (mạch nổi to như sóng lớn), long nhược (mạch lặng lờ như sóng nhỏ lăn tăn).
 
Những điều trên chắc hẳn Cao Biền đã ứng dụng trong cuộc “tầm long” trên toàn cõi nước ta để trấn yểm, nhưng đất phát vương của 12 đời vua Trần (chưa kể thêm đời hậu Trần) đã tồn tại vượt lên ý đồ của Cao Biền. Đó là vùng đất ở nguồn sông Phổ Đà, tức sông Luộc, nằm trên địa phận thôn Lưu Gia (thuộc huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình ngày nay).
 
Phát vương trên đất kết
 
Đến với vùng đất đó buổi sơ khai có 3 anh em nhà họ Lưu gồm: Lưu Khánh Đàm, Lưu Ba, Lưu Lượng. Về sau, cả ba người đều làm quan, trong đó Lưu Khánh Đàm được vua Lý Nhân Tông trọng dụng (khi vua sắp mất vào tháng chạp năm Đinh Mùi 1127 đã cho gọi Đàm vào nhận di chiếu để cùng Lê Bá Ngọc đưa hoàng thái tử là Lý Thần Tông lên ngôi trước linh cữu). Tên tuổi của Lưu Khánh Đàm và Lưu Ba đều được Ngô Sĩ Liên nhắc đến trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.
 
Đó là dòng họ thứ nhất tìm đến cư ngụ tại vùng đất phong thủy ở nguồn sông Luộc. Dòng họ thứ hai đến với đất phát vương là nhà họ Tô chuyên buôn tơ lụa, giàu có nhất nhì trong vùng. Nhưng cả hai họ Lưu và họ Tô cũng chỉ dừng lại ở mức quý tộc, cự phú, chứ không phát vương được. Mà phải đợi đến họ Trần xuất hiện thì “đất kết” mới ứng lên một dòng vương giả mới bắt đầu từ sự có mặt của một người đến từ hương Tức Mặc, xứ Hải Thanh, đó là Trần Hấp.
 
Trần Hấp sinh được 2 con trai là Trần Lý (lý là cá chép) và Trần Thiện. Trần Lý lớn lên kết hôn với Tô Thị Hiền 15 tuổi, thế là hai họ Trần và Tô kết sui gia và tạo thành thế lực mạnh nhất trong vùng. Trần Lý có người bạn họ Phùng rất giỏi về khoa địa lý, được dân chúng kính nể, thường gọi là “thầy Phùng”.
 
Ông là người biết rõ kiểu đất “hậu sinh phát đế” ở thôn Lưu Gia, mà tiến sĩ Đinh Công Vĩ đã ghi lại trong cuốn “Chuyện tình vua chúa hoàng tộc Việt Nam” khá thuyết phục như sau: “Ba mũi nhọn chồng lên nhau này là núi Tam Đảo với ba ngọn Phù Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đấy là Tổ sơn, long mạch của nó chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, thấp dần rồi chìm qua sông Thiên Đức (tức sông Đuống), đến làng Hà Liễu của châu Đằng mới đột khởi nổi lên một ngọn núi khác.
 
Rồi từ đấy, long mạch lại chạy tiếp từ làng Nhật Cảo đến làng Thái Đường, kết lại ở gò Sao. Phía trước gò ấy có ba gò lớn là Tam thai, phía sau có bảy gò nhỏ là Thất tinh, xung quanh có đầm nước bao bọc, khi mặt trời soi tới thì mặt đầm sáng như gương phản chiếu, đối mặt với các cù lao nhỏ hình đẹp như những bông sen đang nở, đấy là một trong 27 kiểu đất hậu sinh phát đế”.
 
Khi phát hiện ra chỗ đất kết, thầy Phùng đã bàn với Trần Lý nên cải táng mộ ông bà của họ Trần về chôn ở đó. Vì sao thầy Phùng lại không thể dùng chỗ đất kết để chôn ông bà mình? Theo thầy và nhiều nhà phong thủy khác, người tìm ra long mạch và chỗ huyệt kết chưa hẳn là người có thể cải táng thân nhân của mình để con cháu phát vương được, vì cần phải ứng đúng mệnh số nữa.
 
Thầy Phùng biết họ Trần sắp phát và đã kể lại chi tiết bí mật liên quan đến câu chuyện phong thủy ở gò Sao cho con mình là Phùng Tá Chu (cũng là một nhân vật lịch sử) được biết: Vào ngày lập thu, mộ hiển thủy tổ khảo ở Tức Mặc và hiển thủy tổ tỷ ở Lưu Gia của dòng họ Trần đã dời chuyển đến gò Sao song táng, công việc hoàn tất đúng giờ chính Hợi.
 
Những người tham gia rà soát các vị trí và hình thể của long mạch lần cuối để đặt la bàn xác định nơi hạ huyệt cũng như hướng cải táng đều là người họ Trần. Chỉ duy nhất có thầy Phùng biết chuyện. Xong việc, bên trên mộ được san phẳng y như cũ để không lộ ra dấu vết.
 
Sau cuộc lễ chưa lâu, vào giữa một đêm rằm sáng trăng, thái tử Sảm (tức vua Lý Huệ Tông sau này) từ Thăng Long chạy loạn đến vùng Lưu Gia đã tình cờ trông thấy và nhanh chóng say mê cô con gái xinh đẹp của Trần Lý là Trần Thị Dung, lúc ấy mới 15 tuổi (là chị em chú bác ruột với Trần Thủ Độ), rồi cưới Dung. Đây là sự kiện mở đầu cho một loạt biến cố tiếp đó để vương quyền nhà Lý chuyển sang tay nhà Trần.
Theo lyhocdongphuong.org.vn

Địa thế phong thủy như thế nào đã giúp Võ Tắc Thiên lên ngôi vua

Địa thế phong thủy như thế nào đã giúp Võ Tắc Thiên lên ngôi vua

Lăng mộ của bà hàng nghìn năm sau cũng vẫn là những dấu hỏi lớn đối với hậu thế, không chỉ vì nó là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị khai quật, mà ngay cả những gì lộ thiên hiển hiện trước mắt người đời cũng chứa đầy bí mật. Trong lịch sử gần 3.000 năm của lịch sử phong kiến Hồng Kông,  là một người phụ nữ cực kỳ đặc biệt.
VTT
Trở thành Nữ hoàng đầu tiên và duy nhất được sử sách công nhận, những gì Võ Tắc Thiên đã làm thực sự là một đòn đau giáng vào cái thể chế phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ cố hữu ở xứ sở hàng tỷ dân. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của Võ Tắc Thiên đối với Hồng Kông không chỉ là khi bà còn sống.
Nhiều người tin rằng, ngay cả khi đã chết, Võ Tắc Thiên vẫn có những ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh quốc gia. Chẳng nói đâu xa, nhiều người tin rằng ngay Càn Lăng – nơi Võ Tắc Thiên lựa chọn làm nơi chôn cất của mình – cũng đã hàm chứa không ít những bí mật…
Chính nhờ ngôi mộ xây ở nơi này của các Vua đời Đường, mà Võ Mị Nương có thể lên ngôi hoàng đế, và vì lẽ đó bà cũng yêu cầu hợp tác cùng chồng.
Lăng mộ của bà hàng nghìn năm sau cũng vẫn là những dấu hỏi lớn đối với hậu thế không chỉ vì nó là lăng mộ duy nhất của các hoàng đế nhà Đường chưa bị khai quật mà ngay cả những gì lộ thiên hiển hiện trước mắt người đời cũng chứa đầy bí mật.
1. Tháng 2 năm 705, Võ hậu ốm nặng không còn lo việc triều chính được nữa. Nhân cơ hội đó, tể tướng Trương Giản Tri dẫn đầu các quan văn võ trong triều, thực hiện cuộc chính biến, xông vào hậu cung, bắt giết hai anh em Trương Xương Tông – những kẻ đang được Võ hậu vô cùng sủng ái – rồi buộc Võ hậu phải hạ chiếu nhường ngôi lại cho thái tử Lý Hiển.
Lý Hiển lên ngôi một lần nữa, sử gọi là Đường Trung Tông, Võ hậu lui xuống làm thái thượng hoàng rồi qua đời vào tháng 11 năm đó.
Khi lâm chung, Võ hậu yêu cầu Lý Hiển dùng thụy hiệu cho bà là hoàng hậu chứ không phải hoàng đế, do vậy bà không có miếu hiệu như những vị hoàng đế khác. Võ hậu cũng yêu cầu chôn mình ở Càn Lăng cùng với chồng mình là Đường Cao Tông Lý Trị, đồng thời dựng trên mộ bà một tấm bia trống (gọi là Vô tự bia) với ý rằng, công tội của bà sẽ do đời sau phán xét.
Cho tới nay, người ta vẫn chưa thể lý giải vì sao một người phụ nữ đầy tham vọng như Võ Tắc Thiên – người đã dám phá bỏ cả một vương triều lừng lẫy, tự lập nên vương triều của dòng họ mình – đến phút cuối cùng lại quay về thân phận một người vợ, yêu cầu hợp táng cùng chồng là Cao Tông.
Tuy nhiên, các nhà  thì tin rằng, một trong những nguyên nhân khiến Võ Tắc Thiên lựa chọn Càn Lăng làm nơi chôn cất của mình chính là vì địa thế  cực kỳ đắc địa của khu lăng mộ này.
Càn Lăng được xây dựng trên đỉnh núi Lương Sơn, nằm cách huyện thành Thiên Càn 6km về phía Bắc.

Nơi đây cách Tây An – kinh đô thời Đường – khoảng 160 dặm, tạo thành thế hô ứng với các dãy núi Cửu Tông, Kim Túc, Ta Nga, Nghiêu Sơn… Khác với vị trí Chiêu Lăng do chính Lý Thế Dân – ông vua nổi tiếng triều Đường – tự lựa chọn, người ta nói rằng, vị trí của Càn Lăng được lựa chọn một cách cực kỳ chuyên nghiệp.
Người lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng chính là thái sử lệnh Lý Thuần Phong – vị quan chịu trách nhiệm về âm dương và thiên văn của triều đại nhà Đường.
Thời nhà Đường, nhân tài rất nhiều, trong xã hội hay chốn cung đình đều không thiếu vắng những người tài năng. Lý Thuần Phong là một trong những nhân tài loại đó. Sử chép, họ Lý là một trong những nhà thiên văn và số học cổ đại có tiếng của Hồng Kông.
Ông ta cũng là người để lại không ít những tác phẩm mà ngày nay giới nghiên cứu phong thủy và thiên văn cổ đại Hồng Kông coi là sách giáo khoa gối đầu giường.
Cùng thời với Lý Thuần Phong lúc bấy giờ còn có một người khác tài danh không kém, gọi là Viên Thiên Canh. Giống như họ Lý, họ Viên là một tay cao thủ về việc âm dương bói toán.
Viên chính là người đã giúp Lý Thế Dân lựa chọn vị trí xây dựng Chiêu Lăng. Người đương thời tin rằng Viên là một “thần nhân”, bởi lẽ gần như không có việc gì Viên dự đoán mà xảy ra sai lệch.
Nói theo lối hiện đại, vào thời bấy giờ, Lý Thuần Phong và Viên Thiên Canh được coi là những đại trí thức, những nhân vật quyền uy bậc nhất về học thuật trong triều Đường.
Lý Trị vốn là con trai thứ 9 của Lý Thế Dân, do Hoàng hậu Trưởng Tôn sinh ra. Năm 649, khi Lý Thừa Càn bị phế, Lý Trị lên ngôi, trở thành Đường Cao Tông Hoàng đế. Sau khi lên ngôi không lâu, theo thông lệ cũ của nhà Đường, Lý Trị phái Lý Thuần Phong và Viên Thiên Canh thay mình đi tìm một nơi đất tốt để xây dựng mộ phần.
Theo những gì sử sách còn ghi lại thì họ Viên và họ Lý đã đi tới không ít nơi song vẫn chưa tìm được vị trí ưng ý. Mãi tới một hôm, sau khi Viên Thiên Canh tới Quan Trung, quan sát thiên tượng vào giờ Tý, mới phát hiện trên dãy núi xuất hiện một luồng khí màu tím xông thẳng lên sao Bắc Đẩu.
Khí màu tím xuất hiện trong quan niệm phong thủy chính là điềm lành. Lần theo luồng khí màu tím này, Viên Thiên Canh đã tìm được vị trí xây dựng Càn Lăng ngày nay. Lúc bấy giờ, để đánh dấu, Viên Thiên Canh đã chôn xuống dưới đất một đồng tiền bằng đồng.
Một điều trùng hợp là sau đó, Lý Thuần Phong cũng tìm tới nơi đây. Tuy nhiên, khác với Viên Thiên Canh, họ Lý lựa chọn Lương Sơn do những phân tích kỹ càng về địa thế phong thủy của ngọn núi này.
Sau khi nghiên cứu địa thế ngọn Lương Sơn, Lý Thuần Phong phát hiện ra rằng, hai đỉnh phía Đông và Tây của Lương Sơn nằm ở thế đối diện nhau, vì vậy nếu nhìn từ xa thì ngọn Lương Sơn trông giống như cặp vú của người phụ nữ.
Nếu nhìn rộng hơn nữa thì toàn bộ khu vực Lương Sơn giống như một người phụ nữ quý tộc đang say giấc nồng. Sau khi dùng các mảnh đá sắp xếp thành sơ đồ bát quái để tính toán, Lý Thuần Phong cũng xác định vị trí đặt lăng mộ ngay đúng chỗ mà Viên Thiên Canh đã lựa chọn.
Sau khi nhận được tin báo của họ Lý và họ Viên, Lý Trị lập tức cử người cậu của mình là Trưởng Tôn Vô Kỵ tới xem xét một lần nữa rồi mới đưa ra quyết định. Sử chép, khi tới nơi, Trưởng Tôn Vô Kỵ không khỏi kinh ngạc khi đầu của cây cọc sắt mà Lý Thuần Phong đóng xuống đất để đánh dấu chọc đúng vào ô vuông bên trong có đồng tiền mà Viên Thiên Canh đã chôn.
2. Do Lương Sơn – nơi xây dựng Càn Lăng – có địa thế rất giống với bộ ngực của người phụ nữ nên người dân địa phương nơi đây còn gọi núi Lương Sơn là Nãi Đầu Sơn. Ngọn núi này nhìn gần thì rất kỳ vĩ nhưng nhìn xa lại rất thấp. Viên Thiên Canh cho rằng, nơi đây âm khí nặng hơn, vì vậy nếu như không tính toán cẩn thận thì long mạch nhà họ Lý sẽ bị một người phụ nữ làm cho tổn hại.
Lý do mà Viên Thiên Canh đưa ra dường như rất hợp lý. Ngọn Lương Sơn nằm ở phía Tây của núi Cửu Tông, trong khi đó, long mạch của nhà Đường thì nằm ở phía Đông Cửu Tông. Vì vậy, Viên cho rằng, Chiêu Lăng – nơi chôn cất Lý Thế Dân – chính là phần đầu của long mạch triều Đường. Theo quan niệm truyền thống về phong thủy thì vị trí xây dựng lăng mộ cho Lý Trị phải nằm dưới phần đầu rồng này.
Như vậy, vị trí mộ lý tưởng nhất phải thuộc các dãy núi Kim Túc, Ta Nga, Nghiêu Sơn… Tuy nhiên, nay lại có một người phụ nữ ngồi ở trên đầu của những người đàn ông dòng họ Lý.
Xét về địa thế thì cả hai mặt Lương Sơn đều có nước vây quanh, là nơi tàng phong tụ khí, đích thực là một vị trí đắc địa về phong thủy. Các nhà phong thủy đương thời đều thừa nhận điều này. Người ta nói rằng, dãy Lương Sơn vốn là phần dư âm của long mạch từ thời Chu, vì vậy những người dân bình thường chọn đất này làm nơi mai táng thì có thể đảm bảo ba đời giàu sang, phú quý.
Tuy nhiên, đối với triều đại nhà Đường, ba đời e là quá ngắn ngủi. Hơn nữa, đại thế phong thủy của Lương Sơn lại không hô ứng với phong thủy của Chiêu Lăng vốn đã được Lý Thế Dân lựa chọn. Sự không hô ứng này khiến vương khí bị đứt đoạn, e là chỉ sau ba đời sẽ bị cản trở.
Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Thuần Phong đều nói đây là mảnh đất tốt, ngàn năm có một, trong khi đó Viên Thiên Canh thì lại kiên quyết khẳng định rằng nơi này không thích hợp. Đứng trước hai ý kiến hoàn toàn trái ngược, Lý Trị lúc bấy giờ cũng không biết quyết định ra sao. Khi đó, Võ Tắc Thiên mới là Chiêu nghi, nghe được chuyện này mừng lắm. Viên Thiên Canh từng dự đoán rằng, triều đại nhà Đường sẽ bị một người phụ nữ họ Võ xâm phạm.
Lý Thế Dân cũng vì lý do này mà giết không ít người họ Võ. Hơn nữa, khi trước, họ Viên khi xem tướng mạo của Võ Tắc Thiên đã nói rằng: “Nếu như không phải là nữ giới thì nhất định sẽ là chủ thiên hạ”. Như vậy, địa thế phong thủy của Lương Sơn chẳng phải là ứng với những gì Viên Thiên Canh đã dự đoán hay sao? Nghĩ vậy, Võ Tắc Thiên đã tìm mọi cách khuyên Lý Trị không nên do dự, nghe theo lời của cậu là Trưởng Tôn Vô Kỵ.
Lý Trị vốn là người nhu nhược nên chẳng mấy chốc đã bị Võ Tắc Thiên thuyết phục, việc lựa chọn vị trí xây dựng Càn Lăng được quyết định. Người ta nói rằng, Viên Thiên Canh sau khi biết chuyện đã thở dài mà than rằng: “Người thay nhà Đường không ai khác chính là Võ Chiêu nghi”. Lời nói của Viên sau này quả nhiên ứng nghiệm.
Mặc dù không nghe theo lời của Viên Thiên Canh, tuy nhiên những ý kiến của một bậc đại sư như Viên cũng khiến Trưởng Tôn Vô Kỵ và Lý Trị cảm thấy lo lắng. Vì vậy, sau khi lăng mộ được xây xong, Lý Trị muốn tìm một cái tên thật cẩn thận để lấy lại cân bằng với những khuyết điểm trong địa thế phong thủy của lăng mộ.
Lúc bấy giờ, có vị đại thần kiến nghị đặt tên lăng là “Thừa Lăng”, lấy ý kế thừa long mạch của Chiêu Lăng. Tuy nhiên, Trưởng Tôn Vô Kỵ lại căn cứ theo vị trí của Lương Sơn là nằm về phía Tây Bắc, theo Dịch lý thì nó thuộc cung Càn, vì vậy kiến nghị đặt tên là Càn Lăng.
Viên Thiên Canh chẳng nói là Lương Sơn âm khí quá nặng hay sao? Như vậy, đặt tên là Càn Lăng càng hợp lý vì Càn chính là thuộc dương, ở trên, Khôn ở dưới, thuộc âm, cả hai kết hợp lại là “Âm dương tương hợp định càn khôn”. Lý Trị nghe Trưởng Tôn Vô Kỵ giải thích vô cùng xuôi tai, vì vậy quyết định đặt tên lăng là Càn Lăng.
Tuy nhiên, việc đặt một cái tên đầy dương khí cho lăng mộ cũng không giúp Lý Trị và triều đại nhà Đường thoát khỏi lời nguyền. Đúng như dự đoán, sau khi Lý Trị qua đời, Võ Tắc Thiên bắt đầu từng bước thâu tóm quyền lực trong triều đình.
Tới tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức lên ngôi hoàng đế, trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Hồng Kông.
Các nhà phong thủy cho rằng, chính địa thế phong thủy của Càn Lăng đã giúp Võ Tắc Thiên làm nên sự nghiệp lẫy lừng như vậy và chính vì thế nên đến cuối đời, Võ Tắc Thiên đã quyết định được chôn cất tại Càn Lăng chứ không phải vì muốn hợp táng với Đường Cao Tông Lý Trị.
Có rất nhiều bí ấn xung quanh mộ của Võ Tắc Thiên, như những bức tượng không đầu; việc NASA nhìn thấy khu lăng mộ họ Võ từ vũ trụ; bia mộ không khắc chữ cùng với những bí ẩn về vật liệu xây dưng.
Việc lăng mộ được nhìn thấy từ không gian là điều khiến cả thế giới kinh ngạc: ngày 26/7/1971, trên con tàu Apolo nhìn xuống trái đất, nhà du hành vũ trụ Mỹ – Ednin đã nhìn thấy Kim tự tháp châu Phi, Trường thành Hồng Kông và đột nhiên ông phát hiện tại Hồng Kông, ở 107.38 độ kinh đông và 34 độ vĩ bắc, có 9 đốm đen nhỏ dàn hàng ngang theo hình chữ nhất (-) đốm đen cuối cùng ở phía tây là rõ nhất, đây chính là Càn Lăng.
Bọn trộm mộ thường nhòm ngó đào bới của cải của những lăng mộ; những triều đại mới nổi lên, muốn trả thù triệt “long mạch” của triều đại cũ; các nhà khảo cổ khai quật để nghiên cứu… Thế nhưng lăng mộ của nữ  thì người ta đào không nổi.
Khi qua đời, thế hệ sau của Võ Tắc Thiên có rất nhiều nữ nhi làm khuynh đảo các triều đại, mang trong mình ý muốn làm hoàng đế như Thái Bình công chúa con gái bà, Thượng Quan Uyển Nhi, và người đàn bà đã khép lại trang sử của chế độ phong kiến Hồng Kông là Từ Hy Thái Hậu. Nhiều người cho rằng khi được chôn tại Càn Lăng, vị hoàng hậu họ Võ này vẫn tiếp tục thao túng và điều hành đất nước theo cách nào đó.
Nguồn: Phong Thủy Tổng Hợp

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2015

6 thuật xử thế của người xưa giúp ta thêm trí tuệ

6 thuật xử thế của người xưa giúp bạn thêm trí tuệ

Những chủ đề bàn luận về thuật xử thế có lẽ không còn xa lạ và mới mẻ. Khi quan hệ giữa người và người càng mở rộng thì nghệ thuật xử thế càng cần kíp hơn bao giờ hết. Bạn có thể tham khảo một số ý kiến về xử thế của người xưa dưới đây.

thuật xử thế, người xưa, hạt giống tâm hồn,

1. Kiềm chế lòng tự ái cá nhân

Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đạt được chí kẻ thất phu.
Con người dù tầm thường đến đâu thì bao giờ cũng có suy nghĩ riêng của bản thân và xem nó rất quan trọng. Đó chính là cái tôi trong mỗi người. Lòng tự ái là nguồn gốc cho rất nhiều chuyện đắng cay đáng tiếc. Trong các cái khổ, cái khổ do lòng tự ái gây ra là khó chịu uất ức hơn hết.
Khuất Nguyên người nước Sở luôn nghĩ rằng: “Đời đục cả, một mình ta trong; người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”
Thế nên, tôn trọng cái tôi của một người chính là bí quyết giúp bạn thu phục họ, nếu là người quản lý bạn sẽ có được nhân tài, không thì cũng có thêm một người bạn.
Đừng công kích, đừng nói mỉa, đừng mạt sát ai,… đừng chạm vào tự ái của người khác nếu bạn muốn họ nghe theo ý bạn. Hơn nữa, thiện cảm đầu tiên bạn tạo được với người khác cũng chính là chìa khóa thành công sau này.
Đúng sai là một lẽ tương quan. Họ nghĩ họ đúng, mình cũng vậy, nếu cứ tiếp tục cãi thì khó được ổn thỏa. Chi bằng ta im lặng và để hành động cùng thời gian chứng minh tất cả.

2. Chữ Lễ

Ẩn ác dương thiện. Cái gì không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác.
“Tuy làm cho người ta đuối lý ngậm miệng, đỏ mặt tía tai, mình hả dạ thật, nhưng đó là người nông nổi, khắt khe…” – Lữ Khôn
Lễ là nhún nhường, đặt cái tôi của mình sau người khác. Như thế không phải là giả dối làm lợi cá nhân. Lễ là tránh đau khổ cho người khác bằng cách hi sinh mình. Không chạm tự ái của ai. Che đi cái xấu, cái dở và tuyên dương cái hay cái đẹp của người khác. Một người rộng lượng không ích kỉ sẽ làm được như thế, một cách vô tư.
Đối với người thấp kém hơn mình người khác dễ sinh lòng tự phụ, kiêu căng, nhưng họ không ngờ chính sự kiêu căng, tự phụ ấy đã làm hại tới chính mình. Gieo rắc vào lòng người sự căm ghét và thù hận. Một số người còn lãnh nhận hậu quả tàn khốc bởi bị trả thù.
Vậy mới biết mình đừng bao giờ để ngạo khí trấn át. Những thói kiêu căng, biếm lẽ thường chỉ xuất hiện ở loại người không đạt chí. Người ta càng thấp kém càng có tâm cảm tự ti, đó là nguồn gốc sinh ra thù hận với người hơn mình. Đừng để điều đó hủy hoại bạn.
Đối với người trên mình phải kính trọng, đối với người dưới càng phải khiêm nhường là vậy.

3. Đừng cậy tài

Khôn mà làm như ngu ngốc, đó mới thật là khôn.
Dương Tu bị Tào Tháo giết bỏ chính vì thói làm khôn, tỏ ra của mình. Dương Tu là người thông minh tài trí, luôn đoán biết được ý định của Tào Tháo. Lần nào Tào ra ẩn ý ông cũng đều giải quyết được. Điều này làm Tào Tháo vô cùng căm ghét, cho là thói ngạo mạn, làm khôn. Cuối cùng không kìm được mà xử tử.
Người thông minh tỏ ra thông minh đó là thường. Người thông minh có tài mà luôn tỏ ra bình thường, ẩn lặng là một người vô cùng khôn khéo. Đó chính là bí quyết tránh cho mình khỏi tai vạ. Họ không bao giờ làm cao, nhưng luôn nhún nhường. Âm thầm đem tài năng ra cống hiến, âm thầm sống không màn uy danh. Đó là cốt cách của kẻ hơn người.

4. Chuyện ơn nghĩa

Ân càng thâm oán càng sâu
Hàn Tín khi xưa bị Hán Vương bêu đầu cũng vì thói vòi vĩnh, nhắc ơn. Hàn Tín là một tướng giỏi, lập được nhiều công trạng cho triều Hán. Tuy nhiên, thói xử thế của ông rất ngây thơ, nghĩ rằng mình lập được nhiều chiến tích nên hết lần này đến lần khác đòi hỏi phong vương, bổng lộc, làm cao chạm tới tự ái đế vương của vua Hán. Hán Vương nhiều lần nhịn nhục, Hàn Tín không hay vẫn làm cao, nghĩ rằng Hán không phụ mình vì mình tài giỏi, lập nhiều chiến công.
Chính sự ngây thơ đó đã đoạt mạng Hàn Tín.
Trong giao thiệp, người ta quí trọng nhất bao giờ cũng là người thật thà, dễ thương, gần họ bạn thấy mình cao trọng hơn hẳn.
Người ta lấy oán báo ân chính là muốn rũ bỏ cái ơn sâu của người làm ơn. Không muốn mắc nợ nên cuối cùng bội phản. Nghịch lý nhưng đúng như vậy.
Nếu được hãy làm ơn, rồi quên hẳn nó đi. Đừng nhắc lại.

5. Đạo cương nhu

Nhu thắng cương, nhược thắng cường
Tô Đông Pha có câu: “Những bậc đại dũng trong trời đất thình lình gặp những việc phi thường không kinh, vô cố bị những điều ngang trái cũng không giận. Đó là nhờ chỗ hoài bão họ rất lớn và chỗ lập chí họ rất xa”.
Nhịn được điều người khác không thể nhịn, tha thứ được điều người khác không thể tha, phải là một người bao dung hơn người, hiểu biết hơn người, điềm tĩnh hơn người mới làm được.
Người ở trong thế yếu nuôi í chí lật ngược thế cờ mà không có đủ dũng lực chịu những điều mạt sát, khinh thị thì không thể làm nên chuyện lớn.
Điềm tĩnh, nhịn nhục không phải là nhu nhược. Mà thực sự đó chính là sự oai dũng đệ nhất. Dùng “Nhu” thắng “Cương” chỉ có người điềm tĩnh lắm mới làm được. Và thành quả mà nó mang lại cũng ngoài sức tưởng tượng như thế.
Trong thuật xử thế, cái hàng đầu là phải Biết mình.

6. Biết là sống

Khôn, chết. Dại, chết. Biết…sống
Người thông minh, hiểu biết sâu sắc nhất luôn biết tỏ ra giản dị, thường thường. Không phải nói rằng mình trở thành người ngu ngốc, thờ ơ thế sự, mà nói rằng mình biết tiết chế điều hiểu biết của mình vì chỉ có người thật thông minh mớibiết lúc nào nên làm như người ngây thơ mà thôi.
Biết lúc khôn, biết lúc dại, biết thời biết thế. Nói chung là biết rõ thời.
Biết ở đây là biết tùy lúc mà ứng biến cho hợp tình huống. Nếu chỉ khư khư một mực thì rất dễ hỏng việc.
Con cọp muốn làm khác loài, bỏ rừng ra đồng bằng thì chết. Người ta đều khờ dại mà mình muốn tỏ ra khôn lanh để khác biệt thì biết đâu lại mang họa tới.
Enstein từng nói: “Dấu hiệu nhận biết thiên tài là tất cả những kẻ ngốc đều đứng lên chống đối”, câu nói hài hước, nhưng đúng.
Theo Ohay.tv

Ly kì chuyện dùng bát quái yểm long địa để xây đường tàu tại Singapore

Ly kì chuyện dùng bát quái yểm long địa để xây đường tàu tại Singapore

Thời ông Lý Quang Diệu làm Thủ tướng, Singapore bắt đầu có những bước phát triển mạnh mẽ. Khi đó, đường tàu điện ngầm là giải pháp duy nhất giải quyết được vấn đề giao thông. Dự án được triển khai, nhưng dù nhà thầu là một tập đoàn quốc tế có năng lực tài chính và kỹ thuật bậc nhất, công trình vẫn không thể thi công được do điều kiện địa chất phức tạp. Vấn đề được giải quyết chỉ bằng phép phong thủy đơn giản.

đồng xu một đô la, xay dung, Singapore, phong thủy, In God We Trust, bát quái, Bài chọn lọc,
Bên cạnh các tòa nhà cao tầng, Singapore còn có thiên nhiên hùng vĩ.
Các kỹ thuật hiện đại nhất đã được đưa ra áp dụng nhưng vẫn hoàn toàn thất bại. Nhà thầu hết cách và trình lên chính phủ. Do đất nước Singapore rất hẹp, nên việc lái tuyến thi công sang hướng khác là không khả thi.
đồng xu một đô la, xay dung, Singapore, phong thủy, In God We Trust, bát quái, Bài chọn lọc,
Ngày nay, hệ thống tàu điện ngầm trở thành phương tiện giao thống chủ yếu ở Singapore
Lý Quang Diệu là một nhà chính trị rất coi trọng vấn đề phong thủy. Trước tình hình đó, ông đã cho mời một thầy phong thủy người Mỹ gốc Hoa về để hỏi ý kiến. Sau khi xem xét, ông thầy phong thủy cho biết: Khu vực thi công có điều kiện địa chất phức tạp đó chính là cái lưng của một con rồng lớn.
Khi con rồng nằm yên thì thi công được, nhưng khi nó cựa mình thì công trình lại đổ vỡ. Vì vậy, công tác thi công ở đây không thể tiến triển được cho dù có áp dụng các kiểu kỹ thuật hiện đại. Thế nên, muốn hoạt động xây dựng đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình sử dụng thì phải dùng biện pháp trấn yểm sao cho con rồng ấy chịu nằm yên không cựa quậy nữa.
Biện pháp mà người thầy phong thủy này đưa ra là: Toàn dân Singapore khi đi ra ngoài đường đều phải đeo hình bát quái trên người. Biện pháp này mới nghe tưởng là đơn giản nhưng làm thế nào mà thuyết phục người dân chịu làm cái việc kỳ dị nói trên? Không hề đơn giản. Ông Thủ tướng cùng nội các mất rất nhiều công sức luận bàn mà vẫn chưa tìm được cách nào để thuyết phục dân chúng.
Nhận thấy sự lo lắng và buồn phiền của chồng, vợ Thủ tướng đã hiến kế: Đúc loại tiền xu 1$ có hình bát quái và cho lưu hành thay thế đồng 1$ hiện tại. Ông Lý Quang Diệu lập tức cho thực thi biện pháp này ngay.
Toàn dân từ kẻ nghèo nhất đến người giàu có vương giả khi đi ra đường ai mà không có ít nhất 1$ trong người. Thêm vào đó, do kỹ thuật thanh toán phát triển nên người dân Singapore tiêu tiền xu rất phổ biến).
Quả nhiên khi đồng 1$ có hình bát quái được lưu hành, sau đó một thời gian thì tuyến đường điện ngầm đó cũng được xây dựng xong và sử dụng ổn định cho đến ngày nay.
Nếu ai có dịp đến Singapore sẽ thấy rằng: Tất cả các đồng tiền xu khác đều có hình tròn, nhưng riêng đồng 1$ thì lại có hình bát quái.
đồng xu một đô la, xay dung, Singapore, phong thủy, In God We Trust, bát quái, Bài chọn lọc,
Đồng 1 đô la Singpare có hình bát quái.
đồng xu một đô la, xay dung, Singapore, phong thủy, In God We Trust, bát quái, Bài chọn lọc,
Ở một siêu cường kinh tế như Mỹ quốc, bạn cũng có thể thấy những câu thể hiện niềm tin tâm linh như In God We Trust (Chúng tôi tin vào Thượng Đế) được in trên tất cả các tờ đô la.
Theo như lời kể của hướng dẫn viên, tại Singapore hiện nay có một trung tâm kiến trúc nó có thể coi như một bảo tàng lưu giữ những tinh hoa về vấn đề phong thủy.
Từ sau vụ việc xây dựng tuyến tàu điện ngầm đó, chính phủ Singapore và cả người dân rất chú trọng vấn đề phong thủy trong xây dựng. Không biết có phải vì vậy mà đất nước Singapore trở nên giàu có nhanh chóng nhất khu vực như hiện nay hay không?
Theo Trung tâm nghiên cứu Lý học Đông Phương